Loạt cao tốc nâng cấp, đòn bẩy kép hạ tầng phía Nam
Trong bối cảnh mạng lưới giao thông khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận đang chịu nhiều áp lực từ lưu lượng phương tiện gia tăng. Hàng loạt dự án cao tốc và công trình hạ tầng liên vùng đang được đẩy mạnh đầu tư, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là hai dự án lớn: mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 8–10 làn xe và hoàn thiện nút giao giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành với Quốc lộ 50. Cả hai cùng hướng đến mục tiêu tăng cường kết nối vùng, giảm ùn tắc và đón đầu các công trình trọng điểm như sân bay quốc tế Long Thành.
Nút giao Cao tốc Bến Lức – Long Thành và Quốc lộ 50: Gỡ nút thắt ùn tắc, mở lối giao thương khu Nam
UBND TP.HCM vừa chính thức phê duyệt chủ trường đầu tư dự án xây dựng nút giao khác mức liên thông giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành và Quốc lộ 50 (địa bàn huyện Bình Chánh), với tổng chiều dài tuyến khoảng 1.300 m và tổng vốn đầu tư lên đến 591 tỉ đồng từ ngân sách thành phố.
Đây được xem là một trong những công trình trọng điểm nhằm giảm tải ùn tắc, cải thiện kết nối khu vực phía Nam TP.HCM. Nơi tập trung dân cư đông đúc và đóng vai trò cửa ngõ huyết mạch ra các tỉnh Long An, Tiền Giang. Khi hoàn thành, nút giao này không chỉ giúp phân luồng phương tiện hiệu quả hơn mà còn đồng bộ hóa toàn tuyến Quốc lộ 50 theo quy hoạch. Mở ra khả năng lưu thông thông suốt giữa khu Nam TP.HCM với các tuyến cao tốc liên vùng như TP.HCM – Trung Lương và Cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Lộ trình triển khai rõ ràng, bám sát tiến độ
Dự kiến, TP.HCM sẽ thông qua chủ trương đầu tư trong tháng 6/2025, hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi vào quý III/2025, tiến hành khởi công vào quý IV/2025 và đưa vào vận hành trong khoảng quý II đến quý IV năm 2026.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) được giao làm chủ đầu tư, phối hợp cùng các sở ngành và địa phương liên quan nhằm đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Đồng bộ với hàng loạt công trình khu Nam
Không chỉ dừng lại ở nút giao cao tốc, khu Nam TP.HCM đang chứng kiến hàng loạt dự án hạ tầng lớn được triển khai đồng thời như:
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50 với tổng chiều dài hơn 8,5km. Trong đó có 4km xây mới đoạn song hành và 4,5km cải tạo tuyến hiện hữu. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
- Nút giao hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đã đi vào hoạt động, góp phần giảm áp lực giao thông tại quận 7 và Bình Chánh.
Các dự án này không chỉ giúp phân luồng, giãn dòng hiệu quả cho khu vực có mật độ phương tiện cao. Mà còn tạo hành lang giao thông chiến lược cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới đang hình thành dọc tuyến Cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Là một trong những tuyến cao tốc duy nhất kết nối ba địa phương trọng điểm: TP.HCM – Long An – Đồng Nai, tuyến Cao tốc Bến Lức – Long Thành không chỉ mang ý nghĩa kết nối vùng đơn thuần mà còn là “xương sống” vận tải của cả khu vực phía Nam.
Mở rộng tuyến Cao tốc TP.HCM – Long Thành: Quyết sách khẩn cấp để đón đầu sân bay quốc tế
Ở hướng Đông Nam, đoạn TP.HCM – Long Thành thuộc tuyến cao tốc cùng tên cũng đang được gấp rút chuẩn bị cho giai đoạn mở rộng. Với tổng chiều dài nâng cấp là 21km, chia thành hai đoạn: Vành đai 2 – Vành đai 3 mở rộng lên 8 làn xe và đoạn vành đai 3 – cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu lên 10 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự kiến vượt 16.386 tỉ đồng.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, dự án sẽ được triển khai theo cơ chế công trình xây dựng khẩn cấp. Không qua các bước thủ tục thông thường, nhằm đảm bảo khởi công đúng hạn và kịp hoàn thành trước thời điểm sân bay quốc tế Long Thành chính thức đi vào vận hành.
Khởi công thần tốc – Hoàn thành đúng thời điểm
Để rút ngắn thời gian triển khai, dự án được áp dụng cơ chế đặc thù dành cho công trình khẩn cấp. Theo đó:
- Phê duyệt dự án: 24/7/2025
- Chọn nhà thầu: 13/8/2025
- Khởi công chính thức: 19/8/2025
- Hoàn thành cơ bản: cuối năm 2026
- Đưa cầu Long Thành vào khai thác: tháng 6/2027
Nếu làm theo thủ tục thông thường, dự án có thể bị chậm so với thời điểm khai thác sân bay Long Thành. Vì vậy, Bộ Tài chính và Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được giao nhiệm vụ cam kết hoàn thành đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí hơn các dự án tương tự.
Tăng năng lực vận tải – giảm áp lực lưu thông
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55km được đầu tư từ năm 2015 với quy mô 4 làn xe. Đến nay đã liên tục rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt ở đoạn từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Đồng Nai) – nơi lưu lượng thực tế vượt quá 25% so với năng lực thiết kế.
Khi sân bay Long Thành chính thức khai thác (dự kiến năm 2026), nếu không được nâng cấp sớm, tuyến cao tốc này sẽ trở thành điểm nghẽn lớn nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình di chuyển từ TP.HCM về Đồng Nai và ngược lại.
Với vai trò huyết mạch, các tuyến cao tốc không chỉ giải quyết nhu cầu lưu thông mà còn là trục xương sống kết nối vùng, đón đầu tương lai phát triển. Việc triển khai đồng loạt hai dự án cao tốc trọng điểm trong cùng một giai đoạn là lời khẳng định cho chiến lược “đi trước một bước về hạ tầng” của TP.HCM và khu vực phía Nam.
Trong giai đoạn 2025–2027, những công trình như cao tốc TP.HCM – Long Thành mở rộng, nút giao Bến Lức – Long Thành – Quốc lộ 50, cùng với các tuyến vành đai 3, 4… sẽ tạo nên mạng lưới kết nối đa chiều, nâng cao năng lực vận tải, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội và nâng tầm vị thế đô thị của TP.HCM trong khu vực Đông Nam Á.
THE 826 EC – XANH TƯƠI NHỊP SỐNG, VÀNG SON TƯƠNG LAI
Quý khách hàng quan tâm dự án vui lòng liên hệ đến Hotline: 090 680 83 87 để được tư vấn chi tiết và sở hữu ngay sản phẩm bất động sản vị trí đẹp nhất. Hoặc Follow fanpage Facebook: The 826 EC để cập nhật những thông tin hạ tầng giao thông, thị trường cùng những chính sách mới nhất được công bố từ chủ đầu tư Vĩnh Trường. |
Cập nhật tiến độ dự án tại đây.